Shopee dự đoán 3 xu hướng tiêu dùng nổi bật tại Việt Nam năm 2023
Nội dung chính

Người tiêu dùng Việt ngày càng thông thạo công nghệ và tăng cường sử dụng các dịch vụ số cho nhu cầu hằng ngày.

1. Người dùng Việt tăng cường sử dụng và thành thạo các dịch vụ số

Trong thời gian qua, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các nền tảng dịch vụ số, đồng thời mong muốn nhận được thêm nhiều giá trị và trải nghiệm trực tuyến hoàn chỉnh hơn.

người tiêu dùng kỹ thuật số tại Việt Nam mong đợi những trải nghiệm mua sắm trực tuyến toàn diện hơn với các tính năng giải trí và tương tác tích hợp trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).

Năm 2022, người dùng đã dành hơn 37 triệu giờ trên Shopee Live tương tác với nhà bán hàng yêu thích để tìm hiểu về các sản phẩm mình quan tâm trước khi đặt mua. Người dùng cũng cảm thấy hứng thú hơn khi mua sắm với Giải thưởng Shopee, minh chứng ở số lượt chơi tăng gấp đôi so với năm 2021.

Người dùng số cũng trở nên chủ động hơn khi mua sắm trực tuyến thông qua việc tích cực chia sẻ các phản hồi của mình về sản phẩm đã trải nghiệm. Trong năm 2022, người tiêu dùng đã để lại hơn 268 triệu đánh giá về các sản phẩm và nhà bán hàng trên nền tảng TMĐT này, giúp những người dùng khác đưa ra quyết định mua hàng tốt hơn.

Trong năm 2022, chuỗi phát sóng trực tiếp với nhiều nội dung sáng tạo và có sự tham gia của những nghệ sĩ nổi tiếng trong nước trên Shopee Live và các hoạt động giải trí trên Giải Thưởng Shopee đã thu hút đông đảo sự quan tâm của người dùng.

Các hoạt động này không chỉ giúp nhà bán hàng khai thác hiệu quả tính năng tương tác trên nền tảng để tiếp cận khách hàng tiềm năng, gia tăng mức độ ưa thích đối với sản phẩm của họ, mà đồng thời còn làm tăng lưu lượng truy cập trực tuyến và mở rộng tệp khách hàng.

Bên cạnh đó, những khóa học trực tuyến miễn phí từ Shopee Uni cũng giúp nhà bán hàng dễ dàng tiếp cận với TMĐT, phát triển kỹ năng vận hành gian hàng để kinh doanh hiệu quả trên nền tảng.

2. Sự gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số tại các tỉnh thành nhỏ

Số lượng người dùng ở các vùng nông thôn và ngoại thành Việt Nam chuyển sang sử dụng các nền tảng trực tuyến ngày một tăng. Thông qua TMĐT, họ có thể tăng cường kết nối với các thương hiệu và nhà bán hàng, tiếp cận các sản phẩm có chất lượng với mức giá phải chăng một cách thuận tiện hơn.

Đồng Nai, Bình Dương và Hải Phòng là những tỉnh thành có số lượng đặt hàng cao nhất trên Shopee, trong đó Nhà cửa và Đời sống, Sức khỏe và Sắc đẹp, Thời trang là những ngành hàng được quan tâm nhất.

Người dùng ở khu vực ngoại thành ngày càng quen thuộc với việc tương tác cùng các thương hiệu, nhà bán hàng thông qua các buổi phát trực tiếp, và dần chuyển sang các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho các giao dịch của họ. Theo đó, số lượng người dùng lần đầu tiên sử dụng ShopeePay vào năm 2022 đã tăng 1,5 lần so với năm 2021.

Bên cạnh việc mua sắm, người dùng tại các tỉnh thành nhỏ cũng bắt đầu chuyển sang sử dụng nền tảng số cho các nhu cầu khác như gọi đồ ăn, thức uống trực tuyến. Đơn cử như khu vực Quảng Nam (Hội An), số lượng người dùng ShopeeFood năm 2022 đã tăng gấp đôi so với năm trước.

3. Người dùng trẻ tuổi trở thành nhóm người dùng số chủ lực

Nhóm người dùng tích cực nhất thuộc vào độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi. Theo ghi nhận, người dùng thuộc nhóm này có số lượng đơn hàng nhiều hơn 1,5 lần so với lượng đơn hàng trung bình của một người dùng trên Shopee trong năm 2022.

Nhóm người dùng trẻ tuổi dành nhiều sự quan tâm đến các ngành hàng Sức khỏe & Sắc đẹp, Thời trang, Điện tử và Đồ gia dụng, trong đó các sản phẩm chăm sóc da, thời trang nữ, điện thoại thông minh và phụ kiện được đặt mua nhiều nhất.

Ở góc độ chiến lược, các thương hiệu có thể tận dụng Bộ giải pháp Marketing của Shopee cùng các công cụ hỗ trợ như bảng phân tích dữ liệu bán hàng để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa, phù hợp với thị hiếu người dùng và kết nối tốt hơn với khách hàng tiềm năng.

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, chia sẻ: “Trong hai năm qua, chúng ta đã nhìn thấy những lợi ích mà các dịch vụ số như TMĐT đem đến cho người dùng, giúp họ cải thiện cuộc sống và thay đổi cách thức kết nối với các thương hiệu và nhà bán hàng.

Mặc dù các nền tảng trực tuyến đã và đang được sử dụng rộng rãi, tôi cho rằng nền kinh tế số tại Việt Nam chỉ vừa mới khép lại giai đoạn khởi đầu, và chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội dài hạn để đem lợi ích của TMĐT đến nhiều người hơn.

Bước sang năm 2023, công nghệ được dự đoán sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Chúng tôi hy vọng có thể giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng, từ đó đặt nền tảng cho một hệ sinh thái kỹ thuật số linh hoạt, cho phép họ tiếp cận nhiều người dùng hơn trong tương lai”.

Nguồn: Tuổi trẻ